Có thể tiếp tục vay tiền khi đang vay trả góp không?

20/09/2023 11:00

 

Đây là câu hỏi được nhiều người lao động phổ thông, lao động tự do đặt ra nhất bởi họ luôn có nhu cầu vay tiêu dùng, vay làm ăn và chỉ một đơn vị duyệt vay là không đủ. Vậy có những tổ chức tín dụng nào hỗ trợ việc vay thêm này?

Cách đây chừng 6 tháng, anh Thịnh ở Hà Nội đã vay ngân hàng mua một xe ô tô để làm tài xế công nghệ. Nhưng mới đây, cháu nhà ốm nặng, việc chạy chữa rất tốn kém, anh muốn tiếp tục vay khoảng 100 - 150 triệu để lo cho cháu nhưng không biết liệu có thể vay ở đâu và các ngân hàng có tiếp tục cho vay hay không?

Cần phải xem xét khoản vay đầu tiên

Khi người có nhu cầu đề cập đến việc tiếp tục vay khoản thứ hai trong khi khoản vay thứ nhất chưa trả xong, các tổ chức tín dụng đều yêu cầu xác minh khoản vay thứ nhất trước khi duyệt hồ sơ.

Trong trường hợp của anh Thịnh, khoản vay thứ nhất dùng để mua xe ô tô, về bản chất là vay thế chấp tài sản. Với hình thức vay này, cơ hội để anh tiếp tục vay khoản thứ hai là tương đối cao với điều kiện anh phải vay tại chính ngân hàng đã duyệt khoản vay thứ nhất. Tuy nhiên, từ tháng 9/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra cho phép các ngân hàng thương mại có thể cho khách hàng vay tiền để trả nợ ngân hàng khác hoặc sử dụng vào các mục đích phục vụ đời sống, mua nhà hoặc mua xe. Do vậy, khả năng vay thành công của anh Thịnh tại các ngân hàng khác nay đã tăng lên. Tuy nhiên, anh cũng cần phải đáp ứng nhiều điều kiện vay khắt khe mà ngân hàng đưa ra.

Thế nhưng nếu khoản vay thứ nhất là vay tín chấp thì cơ hội vay khoản thứ hai sẽ thấp hơn đáng kể. Các ngân hàng chắc chắn sẽ không duyệt khoản tín chấp thứ hai khi mà khoản tín chấp thứ nhất chưa được tất toán. Song vẫn có một số ngân hàng chấp nhận cho vay một khoản vay tín chấp thứ hai với điều kiện khoản tín chấp thứ nhất phải được thực hiện ở một ngân hàng khác. Các công ty tài chính thì vẫn có khả năng phê duyệt khoản vay thứ hai nhưng khách hàng phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe.

Các điều kiện chung để vay khoản vay thứ hai

Trong trường hợp khách hàng đã có khoản vay thế chấp, khi muốn vay thêm một khoản tín chấp tại chính ngân hàng đã duyệt vay thì các ngân hàng cũng sẽ hỗ trợ nhanh chóng vì về cơ bản, ngân hàng đã có những thông tin quan trọng nhất của khách hàng và thông tin này cũng đã đáp ứng được điều kiện vay. Miễn là lịch sử thanh toán nợ của khách hàng trong thời gian vay không ghi nhận trễ hạn, nợ xấu và vẫn nằm trong khả năng thanh toán thì sẽ được phê duyệt khoản vay mới.

Trong trường hợp khách hàng đã vay một khoản tín chấp tại một ngân hàng khác, nay muốn vay tín chấp ở ngân hàng mới thì ngân hàng mới sẽ xác minh các điều kiện bổ sung nghiêm ngặt như: Có lịch sử tín dụng tốt và không ghi nhận nợ xấu từ nhóm 2 trở lên; Thu nhập nằm trong khả năng thanh toán theo chuẩn mà ngân hàng thứ hai đặt ra (mỗi ngân hàng sẽ có một chuẩn thu nhập để phê duyệt khoản vay khác nhau). Lưu ý, việc ngân hàng thứ nhất phê duyệt hồ sơ vay của khách hàng cũng đồng nghĩa với việc khách hàng đã đáp ứng được từ 70 – 80% điều kiện vay ở ngân hàng thứ hai bởi các điều kiện vay tín chấp tại Việt Nam hiện nay là tương tự nhau. Các điều kiện bổ sung kia sẽ giúp khách hàng đáp ứng nốt 20% - 30% mà ngân hàng thứ hai đề ra.

Trong trường hợp vay từ các công ty tài chính, khách hàng cũng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bổ sung như đối với ngân hàng nhưng nhìn chung, việc xét duyệt khoản vay từ các công ty tài chính có phần được linh hoạt hơn.

Lãi suất các khoản vay thứ hai nếu được phê duyệt

Về cơ bản, lãi suất các khoản vay thứ hai sẽ cao hơn so với lãi suất khoản vay thứ nhất. Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng việc duyệt vay khoản thứ hai, đặc biệt nếu là khoản vay tín chấp, sẽ mang đến nhiều rủi ro hơn cho các tổ chức tín dụng bởi khả năng trả nợ của khách hàng.

           

Lãi suất các khoản vay tín chấp từ các ngân hàng hiện tại đang giao động từ 13,5% đến gần 30%/năm, tuỳ từng sản phẩm và thời gian vay. Cũng có một số ngân hàng đưa ra mức lãi suất quanh quẩn ở ngưỡng 10% nhưng đây thường chỉ là các chương trình ưu đãi mang tính kích cầu trong một khoảng thời gian nhất định, dành cho một số đối tượng khách hàng nhất định.

Lãi suất các khoản vay tín chấp thứ hai của các công ty tài chính cao hơn các ngân hàng. Ví dụ như tại công ty tài chính có thị phần lớn nhất Việt Nam hiện nay, mức lãi suất vay tiêu dùng cao nhất có thể lên đến 3,27%/tháng, tương đương gần 40%/năm.

Trên thực tế, dù nhiều khách hàng đã chấp nhận mức lãi suất như vậy nhưng vẫn không thể vay do không đáp ứng được các điều kiện khác. Khi đó, họ có thể tìm kiếm một hình thức vay khác không yêu cầu quá nhiều điều kiện như các ngân hàng, công ty tài chính là vay cầm cố tài sản, hay còn gọi là cầm đồ. Tuy nhiên, về bản chất vay cầm cố là giao dịch dân sự đơn thuần nên khách hàng cần cân nhắc, lựa chọn các đơn vị uy tín, các công ty có thương hiệu, các chuỗi cửa hàng hợp pháp như chuỗi cầm đồ F88 để đặt vấn đề. Đặc biệt, người có nhu cầu vay cần tránh nôn nóng, nghe theo các thông tin cho vay nhanh chóng, dễ dàng, không thẩm định được dán vội vàng trên các cột điện, bức tường để rồi vướng phải cạm bẫy tín dụng đen mà “tiền mất, tật mang”.